Đại Thanh Hoàng phi Văn Tú

Dự tuyển tranh luận

Năm 1921, Tuyên Thống Hoàng đế Phổ Nghi tròn 16 tuổi. Tuy là một người đã thoái vị, nhưng dựa theo điều khoản thoái vị chiếu thư đưa ra, Chính phủ Trung Hoa dân quốc khi ấy vẫn rất tôn trọng Hoàng tộc nhà Thanh, giữ lại danh hiệu Hoàng đế, lấy lễ như khi tiếp quân chủ ngoại quốc mà cử hành, do vậy về tính danh nghĩa của Hoàng thất Mãn Thanh vẫn còn tồn tại trên phương diện ngoại giao.

Khi đó, Hoàng thất nhà Thanh cùng Hoàng đế vẫn ở trong Tử Cấm Thành, đã từng được Tổng thống Từ Thế Xương đề nghị đem con gái bản thân ông ta gả cho vị Hoàng đế trẻ tuổi. Hoàng thất kiên quyết từ chối, nhưng rồi cũng vì thế mà các thành viên trong Hoàng tộc bắt đầu bàn bạc và quyết định phải chọn cho Phổ Nghi một vị Hoàng hậu. Chú của Văn Tú là Hoa Kham cho rằng đây là cơ hội giúp dòng họ Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị lấy lại vinh quang, bèn dùng bức ảnh của Văn Tú, lấy lại tên cũ của bà rồi gửi vào Nội vụ phủ trong Tử Cấm Thành tham gia ứng tuyển. Tứ đại Thái phi và quan thần trong triều chọn lọc rồi gửi những bức ảnh của các mỹ nữ xuất sắc nhất đến Hoàng đế.

Từ năm 1921, lựa chọn đã chính thức bắt đầu quá trình. Rất nhiều người bị tuyển, rồi đào thải, cuối cùng còn lại 4 người: con gái của Vinh Nguyên là Quách Bố La thị, con gái của Đoan Cung là Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, con gái Hành Vĩnh là Hoàn Nhan thị, và cuối cùng là con gái của Dương Thương Trát Bố là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị, tất cả đều xuất thân quý tộc, không gia đình giàu có thì cũng là dòng dõi cao quý.

Cuối cùng kết quả chúng ta đều biết, Quách Bố La thị là Hậu, Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị là Phi. Dựa theo cách nói của Phổ Nghi, quá trình lựa chọn như sau:

Văn Tú thời trẻ

照片送到了养心殿,一共四张……便不假思索地在一张似乎顺眼一些的相片上,用铅笔画了一个圈。这是满洲额尔德特氏端恭的女儿,名叫文绣……这是敬懿太妃所中意的姑娘。这个挑选结果送到太妃那里,端康太妃不满意了,她不顾敬懿的反对,硬叫王公们来劝我重选她中意的那个,理由是文绣家境贫寒,长的不好,而她推荐的这个是个富户,又长的很美。她推荐的这个是满洲正白旗郭布罗氏荣源家的女儿,名婉容。

...

Ảnh chụp đưa đến Dưỡng Tâm điện, tổng cộng 4 tấm hình,... (Ta) không nghĩ ngợi nhiều mà liền khoanh 1 vòng tròn vào 1 bức ảnh mà ta thấy thuận mắt nhất trong đống ảnh đó. Đây là Mãn Châu Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, con gái Đoan Cung, tên là Văn Tú,... là cô nương được Kính Ý Thái phi vừa ý nhất.

Kết quả lựa chọn đưa đến chỗ các Thái phi, nhưng Đoan Khang Thái phi không hài lòng, không màng đến sự phản đối của Kính Ý Thái phi, bèn nói các Vương công đến khuyên ta chọn người theo ý bà, vì Văn Tú gia cảnh bần hàn, tướng mạo trông không đẹp, mà (Đoan Khang Thái phi) lại đề cử cô gái con nhà phú hộ, dáng vẻ lại xinh đẹp. Đó là Mãn Châu Chính Bạch kỳ Quách Bố La thị, con gái Vinh Nguyên, tên Uyển Dung.

— Lời tự thuật của Tuyên Thống Đế khi chọn lập Hậu, Phi[3]

Quá trình này, theo cách nói của đám người Phổ Giai (溥佳) tường thuật lại, cả Quách Bố La thị cùng Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị đều biểu thị sự chống đối ngầm giữa các thế lực lúc bấy giờ. Vào năm 1922, khi diễn ra quá trình tuyển chọn, các Thái phi đã ngấm ngầm kình cựa nhau, Một là góa phụ của Thanh Mục Tông, tức là Kính Ý Thái phi Hách Xá Lý thị, một bên kia là Đoan Khang Thái phi Tha Tha Lạp thị, góa phụ của Thanh Đức Tông. Căn cứ cách nói của Phổ Giai, Uyển Dung có sự hỗ trợ từ Đoan Khang Thái phi cùng Tái Đào (载涛), còn Văn Tú có sự ủng hộ từ Kính Ý Thái phi cùng Tái Tuân (载洵). Nơi này cũng có thể nhìn ra, hai người đều có tương đương bối cảnh, mỗi người đều có một vị Thái phi cùng một vị Hoàng thúc duy trì thế lực. Việc chọn Hậu-Phi này trên thực tế thể hiện mâu thuẫn giữa Thái phi cùng với phái Tông thất.

Bên cạnh đó, việc Văn Tú được Tái Tuân ủng hộ, cơ bản chỉ vì hai người có quan hệ thông gia. Đích Phúc tấn của Tái Tuân, Bích Lộ thị (碧鲁氏), là cháu gái thứ hai của Trường Lâm (长霖); mà tổ mẫu của Văn Tú, tức là phu nhân của Tích Truân, là người con gái thứ ba của Trường Lâm. Do đó, cha vợ của Tái Tuân, là ông cụ ngoại của Văn Tú, mà Văn Tú lại là cháu gái của cô cô của Tái Tuân phu nhân.

Phổ Nghi nghe Đoan Khang Hoàng thái phi lập Uyển Dung làm Hoàng hậu, ban Trữ Tú cung. Còn Văn Tú thụ phong làm Thục phi (淑妃), ban Trường Xuân cung.

Cuộc sống trong Tử Cấm Thành

Văn Tú trong trang phục ngày thường khi ở Tử Cấm Thành.

Năm 1922, ngày 10 tháng 3 (dương lịch), Tuyên Thống Đế tuyên bố công văn:「"Nghị tuyển, chọn con gái của Khinh xa Đô úy Vinh Nguyên là Quách Giai thị lập làm Hoàng hậu. Lại chọn con gái của Đoan Cung là Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị, phong làm Thục phi"」.

Sau khi Văn Tú trở thành Thục phi, Phổ Nghi sai Nội vụ phủ chuẩn bị một đại viện ở bên trong Địa An môn (地安门), chuyển mẹ của Văn Tú là Tưởng thị đến trú tại đó. Gia cảnh sinh hoạt khốn khó khi xưa của gia đình bà cũng được cải thiện. Khi được xác nhận tuyển làm Phi, Văn Tú không được đến trường nữa, càng không được dùng cái tên Phó Ngọc Phương, mà phải cùng ngũ thúc Hoa Kham tại nhà học hết quy củ của triều đình, cũng như các sách về nữ nhân hành xử như Nữ nhi kinh (女儿经).

Vào lúc đó, chính phủ Trung Hoa dân quốc cho Thanh thất ưu đãi điều kiện là: 「“Đại Thanh Hoàng đế sau khi từ vị, tôn hào vẫn còn không phế, Trung Hoa dân quốc lấy các ngoại quốc quân chủ lễ nghi để đối đãi với Thanh thất”」. Vì thế, hôn lễ của Phổ Nghi vẫn là hoàn toàn rập khuôn Hoàng đế đại hôn lễ nghi, dân quốc chính phủ đặc chuẩn Hoàng hậu “Phượng dư” (凤舆) từ Đông Hoa môn nâng tiến Tử Cấm Thành. Sau hơn nửa năm chuẩn bị kĩ lưỡng. Ngày 21 tháng 10, diễn ra lễ Nạp thái, sang ngày 12 tháng 11, diễn ra Thân chinh đại lễ. Ngày 29 tháng 11, tiến hành sách phong Ngạch Nhĩ Đức Đặc thị làm Thục phi. Văn Tú được đưa vào hậu cung ngay hôm sau khi sắc phong, tức ngày 30 tháng 11, trước khi Uyển Dung được tuyên bố sách phong làm Hoàng hậu vì Văn Tú phải chuẩn bị mọi nghi lễ và trang phục để đón tiếp đại hôn của Hoàng hậu diễn ra vào ngày 1 tháng 12 cùng năm. Đó là một thông lệ của phi tần nhà Thanh đối với Hoàng hậu.

Ngay hôm ấy, ngày 30 tháng 11, Văn Tú đến Dưỡng Tâm điện bái kiến Hoàng đế, nhưng Hoàng đế không nhìn đến bà, chỉ lạnh lùng nói:「"Đi xuống nghỉ tạm đi!"」, đêm đó Hoàng đế cũng không muốn đến phòng của Thục phi. Sau này khi Uyển Dung nhập cung, cũng không cùng Hoàng hậu ở chung phòng, tất thảy đều độc thân ngụ trú Dưỡng Tâm điện. Từ sau đó, Văn Tú cũng chưa từng được Phổ Nghi ân sủng, Hoàng đế tựa hồ cũng không thích bà nên chưa từng triệu hạnh. Bà trú ngụ tại Trường Xuân cungTây lục cung. Mỗi sáng, sau khi thức dậy chải đầu, Văn Tú chỉ có thể ở ngoài cửa Dưỡng Tâm điện vấn an Hoàng đế, sau đó lui đến chào hỏi Tứ đại Thái phi cùng Hoàng hậu Uyển Dung, rồi lủi thủi về lại Trường Xuân cung. Đến bữa, Văn Tú không được ăn cùng Hoàng đế và Hoàng hậu mà phải ăn một mình.

Văn Tú yêu thích văn học, thời gian ở Tử Cấm Thành, bà hầu hết dành thời gian đọc sách một mình, hoặc dạy chữ cho các cung nữ cùng ở tại Trường Xuân cung. Phổ Nghi khi cho phép Uyển Dung có giáo viên học riêng, cũng đã cho Văn Tú một giáo viên, bà đối với việc học rất chú tâm và thích thú. Đối với các vị Thái phi và cung nhân, Văn Tú được đánh giá cao vì sự lịch sự nhã nhặn rất đúng quy cách, tuy nhiên điều này cũng không khiến Phổ Nghi yêu mến Văn Tú hơn chút nào[2].